Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? So sánh thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân

Yêu thíchĐã thíchRemoved 0
Đánh giá+1
Đánh giá+1

Thẻ tín dụng doanh nghiệp không chỉ là giải pháp chi tiêu thuận tiện mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và quản lý tài chính một cách rõ ràng, minh bạch. Thẻ tín dụng doanh nghiệp giúp bạn nâng tầm đẳng cấp lãnh đạo.

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì?

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Với đặc tính chi tiêu trước trả tiền sau, loại thẻ này giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động nhanh chóng, kịp thời và giảm thiểu rủi ro so với việc sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, thẻ tín dụng doanh nghiệp còn cho phép lưu lại thông tin chi tiêu giúp quý khách quản lý tài chính kinh doanh hiệu quả hơn.

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? So sánh thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân

Thẻ tín dụng doanh nghiệp có những đặc điểm chính như:

  • Doanh nghiệp đứng tên đăng ký mở thẻ và ủy quyền cho cá nhân có tên trên thẻ thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu, mục đích chung của công ty.
  • Tất cả những khoản thanh toán liên quan đến thẻ sẽ do doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng phát hành.
  • Thẻ tín dụng có thể sử dụng để thanh toán tiền điện, tiền nước, internet, tiền vé máy bay, taxi, khách sạn,…

Cấu tạo của thẻ tín dụng doanh nghiệp

Mặt trước

Mặt sau

– Biểu tượng tổ chức quốc tế phát hành thẻ.

– Tên và logo ngân hàng phát hành thẻ.

– Tên công ty và cá nhân sử thẻ kèm dòng chữ Business Card.

– Số thẻ, Thời gian hiệu lực của thẻ.

– Chip EMV: được gài ở mặt phía bên trái thẻ, giúp tăng cường thêm một tầng bảo mật nữa cho mỗi giao dịch thanh toán.

– Dải băng từ mã hóa các thông tin như số thẻ, thời gian hiệu lực và các thông tin bảo mật khác.

– Mã CSC: mã số bảo mật của thẻ.

– Ô chữ ký dành cho chủ thẻ: Khách hàng nên ký vào ô này để làm cơ sở xác minh người sử dụng thẻ là chủ thẻ.

Lợi ích khi mở thẻ tín dụng doanh nghiệp

Giảm rủi ro so với sử dụng tiền mặt

Việc lưu thông tiền mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiềm ẩn những rủi ro như: rách tiền, trộm, cắp, tham nhũng, cắt xén, sử dụng sai mục đích,… Bên cạnh đó, những giao dịch của doanh nghiệp có giá trị lớn khiến việc sử dụng tiền mặt trở nên cồng kềnh, mất thời gian và công sức để quản lý. Thẻ tín dụng chính là giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tất cả những điều trên.

Giao dịch thông qua loại thẻ này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và minh bạch. Ngay cả khi bị mất thẻ, quý khách hoàn toàn có thể liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ ngay lập tức, giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Thanh toán tiện lợi

Thẻ tín dụng doanh nghiệp cho phép thực hiện thanh toán ở bất cứ đâu, áp dụng với hầu hết mọi khoản chi tiêu thông dụng của doanh nghiệp. Chỉ với một chiếc thẻ nhỏ gọn, thao tác thanh toán trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết. Quý khách cũng có thể sử dụng thẻ khi đi công tác tại nước ngoài mà không cần mất thời gian, công sức để đổi tiền mặt sang ngoại tệ. Điều này còn giúp quý khách chủ động trong chi tiêu mà không bị phụ thuộc vào lượng tiền mặt giới hạn đang mang theo.

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? So sánh thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân

Quản lý chi tiêu trong doanh nghiệp hiệu quả

Khi thực hiện chi tiêu qua thẻ tín dụng, mọi thông tin giao dịch như ngày, giờ, số tiền, nội dung chi,… đều được ngân hàng lưu trữ lại. Thông qua bản sao kê hàng tháng, quý khách có thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, hạn chế tình trạng thất thoát hoặc sử dụng tiền sai mục đích.

Hạn mức lớn

Mỗi thẻ tín dụng sẽ được cấp một hạn mức riêng. Tuy nhiên, nhìn chung hạn mức của loại thẻ này rất lớn, có thể lên đến 3 tỷ đồng. Đây được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động một cách nhanh chóng, kịp thời hơn so với việc huy động tiền mặt. Bên cạnh thẻ chính, doanh nghiệp còn có thể mở thêm thẻ phụ giúp việc thanh toán trở nên linh động và dễ dàng hơn.

Điều kiện đăng ký thẻ tín dụng doanh nghiệp

Tùy vào từng ngân hàng mà điều kiện đăng ký thẻ tín dụng sẽ khác nhau. Với mục tiêu cạnh tranh và có thể giúp doanh nghiệp có thẻ tín dụng tốt nhất, các ngân hàng thường không công khai các điều kiện cụ thể. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở thẻ tín dụng của ngân hàng nào thì có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn của ngân hàng để được hỗ trợ.

 Điều kiện cấp hạn mức thẻ

Ngân hàng sẽ dựa vào một số tiêu chí sau để cấp hạn mức thẻ cho doanh nghiệp:

  • Thời gian thành lập doanh nghiệp: các ngân hàng khác nhau quy định các mốc thời gian khác nhau.
  • Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp đang có lãi không, có ổn định và không bị mất cân đối nguồn vốn trong thời điểm đăng ký gần nhất hay không? Doanh nghiệp có nợ xấu hay không?

Hồ sơ đăng ký

Để tiến hành mở thẻ tín dụng, lãnh đạo doanh nghiệp phải đáp ứng những nhu cầu về hồ sơ. Tùy vào từng ngân hàng mà hồ sơ đăng ký sẽ khác nhau. Nhưng thông thường sẽ là:

  • Giấy phép kinh doanh / Giấy phép đầu tư
  • Chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Mẫu dấu và Chứng nhận đăng ký mẫu dấu
  • Điều lệ thành lập doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người điều hành Doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền trong trường hợp nộp đơn qua sự ủy quyền
  • Các giấy tờ khác: chứng từ tài liệu liên quan đến việc cấp phép cho vay trong doanh nghiệp
  • Các giấy tờ khác do từng ngân hàng quy định.

So sánh thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân

Thẻ doanh nghiệp do doanh nghiệp chịu trách nhiệm mở thẻ và đứng tên, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính chung của công ty như: bổ sung vốn lưu động, đầu tư, mua máy móc, thiết bị,… Hạn mức khoản vay cho loại thẻ này tương đối lớn và tùy theo quy mô doanh nghiệp hay mục đích sử dụng mà ngân hàng sẽ cấp những hạn mức khác nhau. Chính vì vậy, quy trình thẩm định và cấp thẻ tín dụng cũng đòi hỏi nhiều thời gian và phức tạp hơn so với thẻ tín dụng cá nhân.

Thẻ tín dụng cá nhân chứa khoản tài chính phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình như: mua sắm vật dụng, đồ dùng, xe,… Do đó, hạn mức của thẻ tín dụng cá nhân thường không quá lớn và quá trình thẩm định, cấp thẻ cũng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.

Cách mở thẻ tín dụng doanh nghiệp

  • Bước 1: Tư vấn mở thẻ. Khi doanh nghiệp có mong muốn mở thẻ tại ngân hàng thì nên gọi trực tiếp lên tổng đài hoặc để lại thông tin online hoặc đến trực tiếp chi nhánh Ngân hàng gần nhất để nhận tư vấn
  • Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp cần hoàn thiện các hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng. Sau đó, nộp hồ sơ theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Nhận thẻ và bắt đầu sử dụng. Sau một khoảng 15 ngày đến 1 tháng, ngân hàng sẽ trả thẻ và doanh nghiệp có thể sử dụng.

 

Tổng hợp

Nguyên nhân thẻ tín dụng bị từ chối và giải pháp khắc phục

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
1
CardTOT
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0