Thẻ ATM là gì? Phân biệt các loại thẻ ATM hiện nay
Thẻ ATM ngày càng trở nên phổ biến ở thời đại 4.0, thẻ ATM ngày càng đóng vai trò quan trọng, dần thay thế cho tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của nhiều người bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là loại thẻ do ngân hàng phát hành theo quy định ISO 7810, được sử dụng để thực hiện giao dịch tự động như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán qua máy POS,… Thẻ ATM có thiết kế hình chữ nhật với kích thước khoảng 8,5 x 5,5cm. Thẻ ATM có chứa các thông tin như:
- Mặt trước: tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ, tên chủ thẻ, số thẻ ATM, tổ chức liên kết phát hành thẻ, thời gian phát hành và ngày hết hạn thẻ.
- Mặt sau: băng từ (đối với thẻ từ) hoặc chip (đối với thẻ chip), băng giấy ký tên chủ thẻ.
Khi nhận thẻ ATM từ tổ chức phát hành, chủ thẻ cần lưu ý ký tên vào dải trống phía dưới băng từ ở mặt sau tấm thẻ. Ngoài những thông tin kể trên, ở một số thẻ ATM còn in số điện thoại chăm sóc khách hàng, website của tổ chức phát hành thẻ để chủ thẻ liên hệ và nhận hỗ trợ khi cần thiết.
Lợi ích khi sử dụng thẻ ATM
Sử dụng thẻ ATM mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích trong quá trình thanh toán, thực hiện các giao dịch và quản lý tài chính như:
- Thẻ ATM giúp các tổ chức và cá nhân quản lý tài chính tốt hơn: Việc trả lương qua tài khoản thẻ ATM giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro so với dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của Internet Banking và Mobile Banking, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin tài khoản, theo dõi biến động số dư, từ đó quản lý tài chính của bản thân một cách hiệu quả hơn.
- Rút tiền, chuyển tiền nhanh chóng: Quý khách có thể dễ dàng rút tiền, chuyển tiền từ thẻ ATM một cách linh hoạt và tiện lợi thông qua các cây ATM hoặc Internet Banking/Mobile Banking.
- Hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi dùng tiền mặt: Quý khách không cần phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người mà có thể linh hoạt rút tiền từ thẻ ATM bất kỳ lúc nào. Từ đó, khách hàng hạn chế được các tình huống không may xảy ra.
- Thực hiện giao dịch nhanh chóng: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều sử dụng dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua các thiết bị có kết nối internet. Nhờ đó, quá trình giao dịch của quý khách cũng trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn rất nhiều.
Phân loại các loại thẻ ATM hiện nay
Thẻ ATM được chia làm nhiều loại tùy theo các tiêu chí khác nhau.
Phân loại theo tính năng của thẻ
- Thẻ ghi nợ: Đây là loại hình phổ biến nhất. Thẻ ghi nợ có những tính năng cơ bản như thanh toán hóa đơn, chuyển và rút tiền, vấn tín tài khoản, nạp tiền điện thoại,… Thủ tục đăng ký mở thẻ ghi nợ tương đối dễ dàng.
- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng cho phép bạn chi tiêu trước, trả tiền sau trong hạn mức ngân hàng cho phép. Vì vậy, đăng ký mở thẻ tín dụng đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn. Thẻ tín dụng cũng có các tính năng như thanh toán hóa đơn trong và ngoài trước, rút tiền mặt,… Bạn sẽ phải hoàn trả lại số tiền đã sử dụng trong thời gian quy định. Nếu trả chậm sẽ bị tính lãi suất tương đối cao. Sử dụng thẻ tín dụng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng và các nhãn hàng.
- Thẻ trả trước: Với hình thức sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ là có thể sử dụng và chi tiêu bằng số tiền có trong thẻ. Đặc biệt, sử dụng thẻ ATM loại này không yêu cầu bạn phải mở tài khoản ngân hàng.
Phân loại theo chất kỹ thuật
- Thẻ từ
Đây là loại thẻ có dải băng từ màu đen phía trên thẻ. Dải băng này sẽ lưu trữ các thông tin của chủ thẻ. Tuy nhiên, thẻ từ sẽ thường có độ bền thấp, dễ bị trầy xước và độ bảo mật không cao bằng thẻ chip.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo yêu cầu khác ngân hàng ngừng phát hành thẻ từ cũng như triển khai chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tăng cường bảo mật, tốc độ giao dịch, tính an toàn và đảm bảo quyền lợi cho người dùng.
- Thẻ gắn chip
Loại thẻ này sẽ chứa con chip nằm ở mặt trước thẻ. Thẻ ATM gắn chip sẽ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với độ bảo mật cao.
- Thẻ contactless
Thẻ contactless hay còn gọi là thẻ thanh toán không tiếp xúc, có cấu tạo gồm một con chip điện tử cùng hệ thống ăng-ten ngầm chạy bao quanh thẻ. Loại thẻ này cho phép thực hiện giao dịch bằng cách để thẻ cách đầu đọc từ 5 – 10cm mà không cần quẹt thẻ trực tiếp. Đặc điểm nhận diện thẻ ngân hàng contactless là 4 vạch sóng vô tuyến bên cạnh chip EMV được in trên mặt trước của thẻ.
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng theo phạm vi sử dụng
- Thẻ nội địa là loại thẻ do các ngân hàng nội địa phát hành và có phạm vi sử dụng trong lãnh thổ một quốc gia nhất định. Có nhiều loại thẻ nội địa như: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, thẻ trả trước nội địa,… Tại Việt Nam, thẻ nội địa còn được gọi là thẻ NAPAS.
- Thẻ thanh toán quốc tế là loại thẻ ngân hàng được phát hành bởi ngân hàng nội địa liên kết với tổ chức tài chính quốc tế như VISA, MasterCard, JCB,… Thẻ quốc tế cho phép khách hàng thực hiện giao dịch tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kể cả hình thức trực tiếp hay trực tuyến (online).
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng theo tổ chức phát hành
- Thẻ VISA
Đây là loại thẻ ngân hàng được phát hành bởi tổ chức tài chính quốc tế Visa International Service Association thuộc công ty Visa Worldwide có trụ sở chính tại Mỹ và ngân hàng. Các loại thẻ VISA cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tiếp và online trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Hiện nay, có 3 loại thẻ VISA phổ biến gồm: thẻ tín dụng VISA Credit, thẻ ghi nợ VISA Debit, thẻ trả trước VISA Prepaid.
- Thẻ MasterCard
Thẻ MasterCard là loại thẻ được phát hành bởi ngân hàng nội địa liên kết với tổ chức tài chính đa quốc gia MasterCard Worldwide. Tương tự thẻ VISA, người dùng có thể sử dụng thẻ MasterCard để thanh toán mọi giao dịch ở cả trong nước và quốc tế.
- Thẻ JCB
JCB là viết tắt của từ Japan Credit Bureau – tên một tổ chức tài chính được thành lập từ năm 1961 tại Nhật Bản. Cho đến nay, JCB đã liên kết với nhiều ngân hàng trên thế giới để phát hành thẻ thanh toán quốc tế JCB, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch tại hơn 190 quốc gia khác nhau. Tương tự như thẻ VISA và MasterCard, thẻ JCB cũng có 3 loại chính là: thẻ tín dụng JCB (JCB Credit Card), thẻ ghi nợ JCB (JCB Debit Card), thẻ trả trước JCB (JCB Prepaid Card).
Phân loại theo hạn mức của thẻ
- Thẻ vàng (gold): là loại thẻ tín dụng có hạn mức cao từ trên 50.000.000 đồng, được cấp cho những khách hàng có năng lực tài chính tốt và độ uy tín tín dụng cao. Chủ sở hữu thẻ vàng có cơ hội nhận được nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn hơn so với các loại thẻ thông thường.
- Thẻ tiêu chuẩn (classic): là loại thẻ tín dụng có hạn mức giao động từ 10.000.000 – 50.000.000 đồng. Loại thẻ này có quy trình và điều kiện mở thẻ đơn giản hơn so với thẻ vàng, phù hợp với đa số khách hàng.
Cách làm thẻ ATM như thế nào?
Xác định loại thẻ cần làm
Cách làm thẻ ATM cũng phụ thuộc vào loại thẻ mà bạn chọn để phát hành. Vì mỗi loại thẻ sẽ có những cách sử dụng và lợi ích khác nhau. Cần xác định mục đích sử dụng của mình để lựa chọn đúng loại thẻ. Sau khi chọn được loại thẻ bạn muốn phát hành, hãy liên hệ ngân hàng để được bổ sung thêm những thủ tục quy định của chính ngân hàng đó.
Xác định ngân hàng
Đầu tiên cần xác định được ngân hàng bạn muốn sử dụng. Bởi mỗi ngân hàng sẽ có một chính sách khác nhau về chi phí, thời gian hay cách sử dụng.
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
Thông thường, điều kiện chung để phát hành thẻ là phải có giấy tờ cá nhân. Sau đó sẽ là những thủ tục riêng của từng loại thẻ. Như thẻ tín dụng thì bạn cần cung cấp thêm sao kê bảng lương, chứng minh thu nhập…
Tổng hợp