Lãi suất thẻ tín dụng và cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Đánh giá+1
Đánh giá+1

Lãi suất thẻ tín dụng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi sử dụng thẻ tín dụng. Không chỉ ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí sử dụng thẻ của bạn. Vì vậy, việc tìm hiểu cách tính lãi suất thẻ tín dụng và các phương pháp để giảm thiểu chi phí lãi suất là điều vô cùng quan trọng.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền mà chủ thẻ tín dụng phải thanh toán cho ngân hàng khi rút tiền mặt hoặc chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn. Thông thường các ngân hàng hiện nay sẽ cho chủ thẻ miễn lãi suất trong chu kỳ 45 – 55 ngày nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thanh toán đúng và đủ số tiền đã “vay” ngân hàng trước đó. Mỗi dòng thẻ tín dụng sẽ được áp dụng một lãi suất khác nhau theo từng quy định của ngân hàng đưa ra.

Nguyên tắc miễn lãi suất 45 ngày được hiểu như thế nào?

Thông thường các thẻ tín dụng đều có thời gian miễn lãi từ 45 -55 ngày. Thời gian miễn lãi 45 ngày kể từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, cộng thêm 15 ngày ân hạn. Điều này cũng tương tự với thẻ tín dụng có thời hạn miễn lãi 55 ngày, lúc này thời gian ân hạn là 25 ngày thay vì 15 ngày như thông thường.

Lãi suất thẻ tín dụng và cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Thời gian miễn lãi tối đa 45 ngày = Thời gian tối đa chốt sao kê 30 ngày + Thời gian ân hạn 15 ngày

Lưu ý: Với những giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM sẽ không được hưởng thời hạn miễn lãi từ ngân hàng.

Ví dụ, bạn sử dụng thẻ tín dụng (thời gian miễn lãi 45 ngày) để mua một chiếc máy tính với giá trị là 10 triệu đồng vào ngày 1/5, hạn thanh toán là 15/6, lãi suất thẻ tín dụng của bạn là 1,5% mỗi tháng. Nếu bạn trả nợ đúng hạn vào ngày 31/5, thì bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản lãi suất nào.

Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh khi nào?

  • Khi chủ thẻ thanh toán không đúng hạn: Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng thời gian miễn lãi đối với thẻ tín dụng là 45 ngày. Sau đó, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi nếu chủ thẻ không thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ. Số tiền bị tính lãi sẽ dựa trên tổng số tiền đã sử dụng chứ không phải số tiền còn thiếu hay hạn mức quy định. Mức lãi suất này khá cao từ 15-30% tùy theo quy định của từng ngân hàng.
  • Khi không trả dư nợ tối thiểu đúng hạn: Khi không thanh toán đúng hạn, ngoài việc chi trả lãi suất chủ thẻ phải trả thêm phí phạt do không thực hiện chi trả ở mức tối thiểu. Tùy từng ngân hàng, mức phí phạt trả chậm sẽ khoảng từ 4-6% của khoản dư nợ tối thiểu.
  • Khi sử dụng thẻ để rút tiền mặt: Khi rút tiền bằng thẻ tín dụng ngoài phí rút tiền khoảng 4% thì chủ thẻ sẽ bị tính lãi suất ngay tại thời điểm rút tiền.

Các loại lãi suất trên thẻ tín dụng

Lãi suất chung

Dưới bản chất của một “hình thức cho vay tiêu dùng” nên thẻ tín dụng có lãi suất tương đương lãi suất vay thông thường, nhưng sẽ được miễn lãi suất 45 ngày và nếu trả đủ trong thời gian này sẽ không bị tính lãi suất. Sau thời gian miễn lãi, khách hàng sẽ bị tính lãi như các khoản vay thông thường. Mức lãi suất này tùy thuộc vào loại thẻ bạn đang sử dụng.

Lãi suất rút tiền

Khi rút tiền tại ATM bạn sẽ phải trả ngân hàng khoản phí rút tiền thẻ tín dụng là 3 – 5%/số tiền giao dịch, mà cũng chỉ rút được tối đa 70% số tiền được cấp. Nếu rút tiền ở nước ngoài khách hàng sẽ bị tính thêm phí chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra chủ thẻ sẽ bị tính lãi suất ngay tại thời điểm rút tiền mặt thành công.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng và ví dụ cụ thể

Tính lãi suất khi rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền mặt là một tính năng của thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng không khuyến khích việc khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng và áp dụng phí rút tiền từ 2-4%/giao dịch. Ngoài ra, ngay khi hoàn thành giao dịch rút tiền, chủ thẻ sẽ bị tính lãi suất đến ngày thanh toán đủ dư nợ tín dụng.

Lãi suất thẻ tín dụng và cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Ví dụ: Ngày 1/4, bạn rút tiền tại máy ATM với số tiền là 5 triệu và chu kỳ thanh toán là từ 1/4 đến ngày 15/5 với mức lãi suất chung là 20% và phí rút tiền mặt là 3%. Tới ngày 20/5 bạn mới thanh toán 5 triệu thì các khoản phí bạn phải chi trả là:

  • Phí rút tiền mặt: 5.000.000 x 3% = 150.000 VND
  • Lãi suất từ ngày 1/4 đến ngày 20/5 là: 5.000.000 x 20% /365 x 50 ngày = 137.000 VND.

Tổng phí phải trả khi rút 5 triệu tiền mặt tại ATM tính đến ngày 20/5 là: 150.000 + 137.000 = 287.000  VND

Lãi suất khi thực hiện các giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ

Khi bạn thực hiện mua sắm online hoặc thanh toán dịch vụ tại máy POS, bạn được miễn lãi 45-55 ngày tùy từng thẻ ngân hàng. Bạn nên chú ý đến thời gian miễn lãi được cấp cho loại thẻ tín dụng của bạn. Mức lãi suất khi thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng được tính như sau:

Trường hợp 1: Bạn thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê đúng hạn

Nếu đến hạn thanh toán, chủ thẻ thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư trên sao kê ngân hàng sẽ không thu lãi toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó của bạn.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi là 45 ngày và hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng 20%/năm. Trong tháng 5, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/5 thanh toán mua điện thoại tại Thế giới di động hết  5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn tiền điện 1 triệu . Dư nợ 2 =  5 triệu + 1 triệu = 6 triệu
  • Ngày 10/6 trả ngân hàng tổng 6 triệu. Dư nợ 3 = 0

Như vậy, bạn đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ trước hạn 15/6 nên bạn sẽ không bị mất bất kỳ khoản phí nào.

Trường hợp 2: Thanh toán khoản tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán

Khi tới thời hạn thanh toán, bạn trả nợ khoản tối thiểu (tùy theo quy định từng ngân hàng mức thanh toán tối thiểu là khác nhau), ngân hàng sẽ tính lãi với mọi giao dịch trong kỳ sao kê. Phần dư nợ còn lại chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và được thể hiện trên sao kê của kỳ sao kê tiếp theo.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày, hạn thanh toán là ngày 15/6, lãi suất áp dụng 20%/năm. Số dư nợ mà bạn cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Trong tháng 6 bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/5 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu.  Dư nợ 2 là 5 triệu +1  triệu = 6 triệu.
  • Ngày 15/6 bạn thanh toán cho ngân hàng 300.000 VND (khoản tối thiểu 5%). Dư nợ 3 là 6.000.000- 300.000 = 5.700.000.
  • Ngày 20/6: Bạn trả số tiền 5.700.000 triệu còn lại cho ngân hàng. Dư nợ 4 là 0

Trong trường hợp này, bạn đã thanh toán đủ dư nợ tối thiểu là 300.000 VND vào ngày đáo hạn thì số lãi đến ngày 20/6 sẽ được tính như sau:

  • Từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VND.
  • Từ ngày 15/5 đến 14/6: Tiền lãi = 6.000.000 x 20%/365 x 30 ngày = 98.630 VND.
  • Từ ngày 15/6 đến 20/6: Tiền lãi = 3.000.000 x 20%/365 x 5 ngày = 8.219 VND.

Tổng lãi tính đến ngày 20/6 là: 19.179 + 98.630 + 8.219 =  126,028 VND

Trường hợp 3: Không thanh toán khoản thanh toán dư nợ tối thiểu

Trong trường hợp không thanh toán khoản dư nợ tối thiểu (thường là từ 5% – 10% trên tổng tiền đã chi tiêu từ thẻ tín dụng), ngoài phí lãi suất quá hạn, bạn sẽ bị mất thêm phí phạt trả chậm.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày, hạn thanh toán là ngày 15/6, lãi suất áp dụng 20%/năm. Số dư nợ mà bạn cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Tới ngày 20/6 bạn mới thực hiện thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Trong tháng 6, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/5 chi trả ăn uống tại nhà hàng hết  5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu
  • Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu. Dư nợ 2 là 5 triệu +1 triệu = 6 triệu
  • Ngày 20/6 bạn thanh toán dư nợ 6 triệu cho ngân hàng. Dư nợ 3 = 0

Như vậy lãi suất được tính như sau

  • Từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VND.
  • Từ ngày 15/5 đến 20/6: Tiền lãi = 6.000.000 x 20%/365 x 35 ngày = 115,068 VND.

Ngoài lãi suất, bạn sẽ phải bị tính thêm phí trả chậm (với mức phí là 5%/tổng số tiền chi tiêu) là: 6.000.000 x 5% = 300.000 VND

Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 20/6 là: 19.179 + 115,068  + 300.000  = 434,265 VND

Để dễ hình dung về cách tính lãi suất thẻ tín dụng, bạn có thể theo dõi bảng sau:

Trả đủ 100%

đúng hạn

Trả từ 5% đến dưới 100%

khi đến hạn thanh toán

Trả dưới 5%

khi đến hạn thanh toán

Lãi, phí Không bị tính lãi suất Phát sinh lãi suất thẻ tín dụng Phát sinh lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm

Theo thị trường tài chính Việt Nam

 

Rút tiền từ thẻ tín dụng là gì? Những điều cần biết trước khi rút tiền từ thẻ tín dụng

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
1
CardTOT
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0