Thời điểm ngân hàng đi chậm lại để đồng hành hiệu quả hơn cùng với khách hàng

Đánh giá0
Đánh giá0
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định với mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, lãi suất điều hành linh hoạt. Ông Nguyễn Hữu Trung, Quyền Tổng Giám đốc Vietbank cho rằng, động thái này là tất yếu và cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có Vietbank. Do đó, đây là thời điểm mà các ngân hàng sẽ đi chậm lại để đồng hành hiệu quả hơn cùng với khách hàng.

Ông Nguyễn Hữu Trung, Quyền Tổng Giám đốc Vietbank

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về những điểm sáng mà Vietbank đã đạt được trong năm 2022?

Ông Nguyễn Hữu Trung: Năm 2022, Vietbank tiếp tục tăng trưởng an toàn, ổn định, tuân thủ các chỉ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; duy trì các Chương trình, chính sách đồng hành và tri ân khách hàng gắn bó…

Kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Vietbank đạt 111.937 tỷ đồng; cấu trúc danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời. Tổng huy động của Vietbank đạt gần 100.000 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt gần 76.000 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng đạt 63.633 tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2021. Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu của Vietbank là 2,48% trên tổng nợ áp dụng theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN.

Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn của ngành, năm 2022 Vietbank vẫn điều chỉnh tăng lương cho cán bộ nhân viên (CBNV) và chi thưởng theo đánh giá kết quả kinh doanh định kỳ. Vietbank cũng có chính sách tri ân CBNV có thâm niên gắn bó với ngân hàng trong 5,10 và 15 năm. Trước tết Nguyên Đán vừa qua, Vietbank đã chi lương tháng 1 năm 2023 cho toàn thể CBNV trước thời hạn. Năm 2023, Vietbank tiếp tục triển khai đánh giá để tăng lương cho người lao động.

Nỗ lực của Vietbank trong việc giữ vững hoạt động theo định hướng phát triển an toàn bền vững đồng thời đảm bảo kết quả kinh doanh hiệu quả, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng hành cùng cộng đồng xã hội cũng như gia tăng ứng dụng chuyển đổi số trong bối cảnh mới đã được các tổ chức uy tín ghi nhận bởi các giải thưởng có giá trị như: Top 10 Thương hiệu tăng trưởng ấn tượng 2022, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam 2022, Top 100 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam 2022…

Phóng viên: Ông có thể phân tích rõ hơn về các yếu tố sẽ tác động tới hoạt động của ngân hàng trong năm nay?

Ông Nguyễn Hữu Trung: Các dự báo hiện nay đều cho thấy, năm 2023, kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng Trung ương trên thế giới. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đề ra tín hiệu sẽ chỉ giảm cường độ giữa các lần tăng lãi suất, trong khi kịch bản hạ lãi suất ngay trong năm nay là không chắc chắn. Tôi cho rằng đây vẫn sẽ là yếu tố gây sức ép lớn nhất tới xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn kiên định với mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát nên điều hành lãi suất nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo hướng linh hoạt. Động thái đó là tất yếu và cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có Vietbank. Do đó, đây là thời điểm mà các ngân hàng sẽ đi chậm lại để đồng hành hiệu quả hơn cùng với khách hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang gặp vấn đề do đơn đặt hàng giảm rõ rệt vì cầu của thế giới giảm, trong khi chi phí đầu vào chưa giảm tương ứng. Xu hướng này dự báo còn kéo dài tới hết nửa đầu năm 2023. Như vậy trong năm nay, các điều kiện hoạt động kinh doanh suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngành Ngân hàng.

Cuối cùng, những nút thắt chưa được tháo gỡ của thị trường vốn trong nước cũng sẽ tác động đáng kể tới diễn biến của lãi suất và tình hình hoạt động ngân hàng trong năm 2023.

Nhìn lại năm 2022, thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp khó khăn khi chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và huy động ở mức cao. Có thể nói tình hình thanh khoản căng thẳng do các biến động mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, trong khi thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn hồi phục. Các vấn đề này chưa được giải quyết dứt điểm trong năm 2022 và sẽ tiếp tục trở thành điểm nghẽn đối với thị trường vốn trong năm 2023. Khi các trụ cột khác trên thị trường vốn trở nên yếu ớt, nhu cầu vay vốn sẽ tiếp tục dồn lên các ngân hàng.

Phóng viên: Theo nhận định trên của ông, nếu các trụ cột khác trên thị trường vốn chưa phục hồi thì ngân hàng sẽ càng có thêm cơ hội để tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ hơn trong năm nay?

Ông Nguyễn Hữu Trung: Đúng là như vậy. Nếu nhìn vào sự tăng trưởng của toàn ngành nói chung và Vietbank nói riêng trong năm 2022, có thể thấy dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì ngân hàng vẫn là kênh an toàn và duy trì được tốc độ tăng trưởng dương, bởi Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế ổn định, tăng trưởng còn đang ở dưới mức tiềm năng.

Ở thời điểm hiện tại, tôi khẳng định tiền gửi tiết kiệm vẫn sẽ được nhiều người quan tâm, vì đây là kênh đầu tư an toàn nhất trong bối cảnh kinh tế còn nhiều vấn đề khó dự đoán. Hiện lãi suất huy động cũng ở mức khá cao, phần lớn các ngân hàng đều có lãi suất trên 9%/năm.

Đối với riêng Vietbank, năm vừa rồi tăng trưởng huy động vốn của chúng tôi cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành, trong khi lãi suất không nằm trong nhóm top đầu. Điều đó chứng tỏ khách hàng vẫn đặt niềm tin rất lớn vào yếu tố hoạt động an toàn đi đôi với hiệu quả của Vietbank.

Ở chiều ngược lại, tôi cho rằng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn, mặc dù chi phí vốn (lãi suất) ở mức cao. Yếu tố lãi suất sẽ tác động đáng kể lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Vietbank hiểu rằng, ngân hàng cần đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp để có các chính sách phù hợp hỗ trợ và tri ân các khách hàng truyền thống của Vietbank.

Phóng viên: Với kế hoạch cụ thể như vậy, Vietbank định hướng hoạt động như thế nào trong năm tới đây, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Trung: Năm 2023, ngân hàng Vietbank tiếp tục hoạt động theo hướng an toàn bền vững và đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định. Vietbank sẽ tập trung vào việc nâng cao chuẩn mực hoạt động và hiệu quả quản trị điều hành; nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu giá trị cho khách hàng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cơ chế đãi ngộ nhân tài. Cùng với đó, Vietbank sẽ chú trọng phát triển hệ khách hàng truyền thống theo định hướng bán lẻ; đồng thời ưu tiên cung ứng vốn cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà Chính phủ ưu tiên và sẵn sàng đón đầu sự phục hồi của nền kinh tế.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Banker.vn

CEO TIKI – Trần Ngọc Thái Sơn: Từ anh bán sách khởi nghiệp với 5.000 USD đến tham vọng IPO tại Mỹ

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
CardTOT
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0