Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ? Nên sử dụng thẻ nào?
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được biết đến như một trong những công cụ thay thế tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là 2 loại thẻ khác nhau, thường dễ bị nhầm lẫn, khiến người dùng không thể phân biệt và chọn lựa cách sử dụng phù hợp. Mỗi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều gắn liền với một tài khoản. Nếu còn đủ tiền trong tài khoản thì mới sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán được. Vì vậy thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Ngược lại, Thẻ tín dụng là thẻ dùng trước trả sau. Ngân hàng cho phép khách hàng dùng thẻ thanh toán bằng số tiền ngân hàng cho ứng trước, sau đó trả lại đầy đủ cho ngân hàng. Vậy khách hàng nên sử dụng thẻ nào tốt hơn?. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây, CardTOT chia sẻ cho bạn đọc cách phân biệt 2 loại thẻ này nhé!
1. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì?
1.1. Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ thường được gọi với tên tiếng Anh là Debit Card. Thẻ ghi nợ là một loại thẻ thanh toán không dùng tiền mặt được ngân hàng phát hành, dùng để chi tiêu trong phạm vi số tiền bạn có trong tài khoản. Thẻ được làm từ chất liệu nhựa, Số tiền bạn có trong tài khoản này cũng là giới hạn mà bạn có thể chi tiêu từ thẻ ghi nợ. Các chức năng chính của thẻ ghi nợ là thanh toán, rút tiền và chuyển khoản tại ATM hoặc POS.
Để mở thẻ debit card, bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng. Hiện nay đa số ngân hàng thường kết hợp cả 2 thao tác mở tài khoản và mở thẻ này khi bạn mở tài khoản lần đầu.
Đây là một hình thức thanh toán thay thế tiền mặt rất phổ biến hiện nay. Thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn. Theo đó thì số tiền có trong thẻ là bao nhiêu thì bạn dùng bấy nhiêu, khác với hình thức chi tiêu trước rồi mới trả tiền sau như một số người vẫn hiểu lầm.
Thẻ ghi nợ có 2 loại:
- Thẻ ghi nợ nội địa: chỉ có thể thanh toán trong nước
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Có phạm vi sử dụng trong và ngoài nước, có tính phí
1.2. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng có tên tiếng Anh là Credit Card, là thẻ của ngân hàng có tính năng chi tiêu trước trả tiền sau, cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Nói cách khác thì đây chính là một hình thức vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng.
Nếu trả lại đầy đủ số tiền đã mượn vào trước ngày đến hạn thanh toán (được hiển thị trên sao kê hàng tháng) thì bạn sẽ không bị tính lãi. Thông thường sẽ là 45 ngày, thậm chí một số ngân hàng có thể đến 55 ngày. Sau hạn thanh toán, số tiền còn nợ (dư nợ) sẽ bị tính lãi suất theo quy định.
Khi được mở một tài khoản thẻ tín dụng thì khách hàng được cấp cho một hạn mức tín dụng (là số tiền ứng trước có trong thẻ) để chi tiêu, thanh toán miễn phí trong khoảng thời gian miễn lãi 45 – 60 ngày.
Thay vì liên kết với tài khoản cá nhân thì thẻ tín dụng liên kết với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành thẻ. Vì vậy, khi bạn thanh toán thông qua thẻ tín dụng thì nhà phát hành thẻ (ngân hàng) sẽ phải trả tiền cho người bán, bạn sẽ thanh toán lại cho ngân hàng sau.
Có thể nói, thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán thông minh, một hình thức vay ngân hàng vô cùng ưu đãi hơn so với các hình thức vay khác.
Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua sắm, giải trí hoặc du lịch… một cách vô cùng tiện ích mà không cần mang theo tiền mặt. Nhất là khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài mà không cần đổi ngoại tệ.
Có hai loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:
- Thẻ tín dụng nội địa: Với loại thẻ này thì bạn chỉ có thể sử dụng để thanh toán trong phạm vi quốc gia.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Bạn có thể thực hiện thanh toán cả ở trong lẫn ở ngoài nước với chiếc thẻ này.
2. Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
2.1. Điểm giống nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ:
- Về cấu tạo: Cả 2 loại thẻ này đều là thẻ từ, được làm bằng nhựa và có kích thước tiêu chuẩn là 8,5cm x 5,5cm x 0,07cm. Những thông tin phải có trên 2 thẻ, bao gồm: ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, thời gian có hiệu lực của thẻ
- Về chức năng: Thẻ ATM và thẻ ghi nợ đều có thể thanh toán không cần dùng tiền mặt. Ngoài ra, 2 thẻ này đều có tính năng trả góp và rút tiền mặt
- Phân loại thẻ: Cả 2 loại thẻ này đều được chia làm thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế với tầm hoạt động khác nhau như: Thẻ thanh toán nội địa chỉ có thể mua sắm trong nước còn thẻ thanh toán quốc tế có thể cho phép bạn mua sắm ở nước ngoài.Các thẻ thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay được gọi theo tên các tổ chức tài chính quốc tế phát hành ra thẻ đó như thẻ Visa, Mastercard, JCB…
2.2. Điểm khác nhau giữa hai loại thẻ:
Để phân biệt những điểm khác nhau giữa hai loại thẻ này. Bảng so sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về đặc điểm của từng loại thẻ:
Tiêu chí so sánh |
Thẻ ghi nợ |
Thẻ tín dụng |
Khái niệm | – Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán thay thế tiền mặt.
– Người sử dụng chỉ được chi tiêu và giao dịch bằng số dư hiện có trong tài khoản. – Mọi chi tiêu sẽ trừ trực tiếp vào số tiền trong tài khoản . |
– Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán, tiêu dùng trước trả tiền sau.
– Ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho chủ thẻ chi tiêu theo nhu cầu. Chủ thẻ phải trả lại đầy đủ số tiền đã sử dụng này trước thời hạn thanh toán ghi trên sao kê. – Sau thời gian tối đa 45 ngày chưa hoàn đủ tiền cho ngân hàng, chủ thẻ sẽ bị tính thêm lãi suất. |
Cấu tạo thẻ | Mặt trước:
– Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard) – Dòng chữ “DEBIT” ở trên hoặc dưới biểu tượng đơn vị thanh toán – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ – Số thẻ, tên chủ thẻ – Thời gian hiệu lực thẻ Mặt sau: – Dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn |
Mặt trước:
– Biểu tượng: chữ “CREDIT” trên thẻ – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ – Số thẻ, tên chủ thẻ – Thời gian hiệu lực thẻ – Chip điện tử Mặt sau: – Dải băng từ chứa số CVC/CVI – Ô chữ ký dành cho chủ thẻ |
Chức năng | Rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại… | – Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt
– Rút tiền mặt – Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1% |
Phạm vi sử dụng | Trong và ngoài nước | Trong và ngoài nước |
Điều kiện làm thẻ | Chỉ cần có CMT/CCCD | Người mở thẻ phải có: công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, Sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, Hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu…. |
Phí, lãi suất | – Phí rút tiền: thấp
– Phí chuyển khoản: thấp – Phí thường niên: thấp Tuy vậy, các loại thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí cao hơn phí nội địa. – Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể mất phí hoặc miễn phí tùy ngân hàng. |
– Phí rút tiền: 0-4% / tổng số tiền rút
– Phí thường niên: cao – Phí dịch vụ banking, Internet banking: miễn phí – Lãi suất cao nếu thanh toán dư nợ chậm. |
Chương trình | Rất ít ưu đãi, hầu như không có. | Rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành thẻ và cả các đối tác của ngân hàng. |
Giới hạn của thẻ | Dựa vào số tiền khách hàng gửi vào thẻ. | Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ. |
Lịch sử tín dụng | Không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ. | Ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của khách hàng. |
Mức chi tiêu | – Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp.
– Thông thường, bạn sẽ không thể chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng. – Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt nhưng bạn sẽ phải trả thêm một mức phí khá cao. |
– Dựa vào số tiền mà bạn có trong tài khoản ngân hàng của mình.
– Bạn phải nạp tiền vào thẻ thì mới được chi tiêu. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu. |
Thủ tục làm thẻ | Chuẩn bị hồ sơ mở thẻ bao gồm
– Hồ sơ chứng minh tài chính – Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân – Hồ sơ chứng minh thông tin cư trú – Hồ sơ chứng minh nơi ở hiện tại – Hồ sơ chứng minh công việc Bạn đến trực tiếp ngân hàng hoặc mở thẻ online trên website của ngân hàng đó. |
– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như CMND photo, phí làm thẻ…
– Đến chi nhánh ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn. |
3. So sánh ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
3.1. Thẻ ghi nợ
Ưu điểm:
- Thẻ ghi nợ được đánh giá là loại thẻ có quy trình thủ tục làm thẻ đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần mang căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của mình đến chi nhánh ngân hàng bạn chọn phát hành thẻ và làm theo hướng dẫn mở thẻ.
- Phí sử dụng của thẻ ghi nợ rất thấp, thông thường thẻ ghi nợ nội địa phí rút tiền mặt tại cây ATM chỉ 1.000đ – 3.000đ. Với thẻ ghi nợ quốc tế phí rút tiền mặt chỉ 8.000đ – 10.000đ
- Thẻ ghi nợ có tính năng chuyển khoản. Bạn dễ dàng chuyển khoản cho người thân, bạn bè, đối tác bằng những thao tác đơn giản nhanh chóng ngay tại cây ATM hoặc qua các phần mềm internet banking hoặc ứng dụng smart banking trên điện thoại.
- Bạn quản lý được chi tiêu thanh toán theo số tiền nộp vào tài khoản của thẻ ghi nợ, điều này giúp bạn chủ động trong kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý so với các hình thức thanh toán tín dụng khác.
Nhược điểm:
- Chủ thẻ phải lưu ý cẩn thận trong quá trình sử dụng thẻ để không mất mã Pin và mật khẩu khiến chủ thẻ dễ bị mất tiền oan vào các giao dịch xấu.
- Bên cạnh đó, hạn chế của thẻ ghi nợ còn là rất ít những chương trình ưu đãi và dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành
3.2. Thẻ tín dụng:
Ưu điểm:
- Với thẻ tín dụng, bạn có thể kiểm soát thanh toán và chi tiêu hàng tháng dễ dàng. Hàng tháng ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn bản sao kê chi tiêu, ngày nộp tiền… dựa vào đó khách hàng có thể chủ động chi tiêu thông minh, cân đối tài chính cho các khoảng thời gian tiếp theo.
- Hiện nay, nhằm bảo mật thông tin và phòng tránh rủi ro cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng, đa số các ngân hàng đều hướng tới áp dụng những công nghệ bảo mật tiên tiến. Nếu mất thẻ, bạn chỉ cần yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ khóa tài khoản ngay lập tức qua một cuộc gọi. Nếu là chủ thẻ tín dụng VPBank, bạn chỉ cần gọi đến hotline 1900 545415 là chiếc thẻ của bạn đã được bảo vệ an toàn.
- Khách hàng sở hữu thẻ tín dụng được nhận rất nhiều chương trình ưu đãi, như tích điểm đổi quà, nhận giảm giá từ các đối tác liên kết với ngân hàng. Với VPBank, khách hàng không chỉ được miễn phí thường niên của chủ thẻ chính mà còn có cơ hội được nhận quà tặng, voucher giảm giá khách sạn, ăn uống, du lịch, rút tiền mặt miễn phí…
- Trong một số trường hợp khẩn cấp cần tiền mặt, thẻ tín dụng chính là cứu nguy cho người sử dụng thẻ. Đây là 1 cách vay/ứng tiền nhanh với chi phí phải chăng hơn so với các hình thức vay tiền khác. Tuy nhiên việc rút tiền thẻ tín dụng chỉ nên thực hiện khi thực sự có nhu cầu cấp bách, bởi đây không phải là tính năng chính của loại thẻ này.
Nhược điểm:
- Chủ thẻ tín dụng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nợ nần trong những lần “vung tay quá mức”. Bởi vậy, trước khi quyết định mua một món hàng bạn hãy suy nghĩ về việc đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai.
- Với mỗi lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, một số ngân hàng sẽ áp dụng phí rút tiền. Không chỉ vậy, sau 45 ngày nếu bạn không thanh toán đủ số tiền nợ theo quy định, bạn sẽ phải chịu thêm lãi suất khá cao. Khoản phạt lãi suất này sẽ khiến bạn mất đi một số tiền không nhỏ, bởi vậy bạn cần có kế hoạch trong chi tiêu và lưu ý để trả nợ đúng hạn.
- Thẻ tín dụng không có tính năng chuyển khoản. Điều này sẽ gây bất tiện cho chủ thẻ. Tuy nhiên, đây là quy định nhằm đảm bảo cho việc kiểm soát dư nợ, tránh rủi ro gian lận tài chính và phòng trừ khả năng không thể trả nợ từ khách hàng.
Như vậy, thông qua những thông tin ở bài viết trên, CardTOT hy vọng bạn đã có thể phân biệt rõ ràng về hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Việc nắm vững những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn chủ động trong quyết định đăng ký và sở hữu loại thẻ thanh toán phù hợp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
CardTOT
>>>>>>Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất và dễ nhất 2021