Khoá thẻ tín dụng – Nguyên nhân và cách giải quyết

Yêu thíchĐã thíchRemoved 0
Đánh giá0
Đánh giá0

Khoá thẻ tín dụng – bạn sẽ gặp nhiều rắc rối, nhất là khi đang đi du lịch, công tác ở nước ngoài. Vậy những lý do gì dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục?

1. Nhập sai mã pin nhiều lần

1.1. Nguyên nhân

Nếu nhập sai mã pin sai quá 3 lần, ngân hàng sẽ phát hiện bất thường. Nghi ngờ đó không phải là chủ thẻ và ngay lập tức khóa thẻ để bảo vệ quyền lợi của bạn.

1.2. Giải pháp

Gọi điện hotline của ngân hàng mở thẻ hoặc đến ngân hàng để được cấp lại mã pin.

khoá thẻ tín dụng

Những nguyên nhân dẫn đển thẻ bị khoá

2. Không sử dụng thẻ để thanh toán trong thời gian dài

2.1. Nguyên nhân

Trong vòng 1 năm, nếu bạn không sử dụng thẻ. Hoặc không phát sinh bất cứ giao dịch nào trên thẻ thì ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ. Việc này giúp bạn không bị mất khoản phí thường niên khá cao và giúp ngân hàng quản lý tốt hơn.

2.2. Giải pháp

Bạn nên liên hệ với ngân hàng và làm theo hướng dẫn các thủ tục mở khóa. Thẻ tín dụng được cấp cho người có nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán và luôn có phí thường niên. Do đó, nếu hiện tại bạn chưa muốn sử dụng thẻ tín dụng mà vẫn muốn duy trì thẻ khi có việc cần. Thì nên sử dụng ít nhất một lần trong hai tháng để giữ thẻ luôn trong trạng thái hoạt động.

3.  Nợ quá hạn chưa thanh toán

3.1. Nguyên nhân

Nếu sau thời hạn thanh toán trên sao kê mà số tiền bạn đã chi tiêu vẫn chưa hoàn trả toàn bộ. Hoặc chưa thanh toán đến chi phí tối thiểu mà ngân hàng yêu cầu thì bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Có 5 nhóm nợ xấu được phân loại bởi tổ chức CIC (Credit Information Center).

  • Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): khoản nợ quá 360 ngày.

Tùy vào quy định từng ngân hàng và khoản nợ của bạn đang ở nhóm nào mà ngân hàng sẽ khóa thẻ tín dụng.
Việc này để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi nợ và bạn không bị điểm xấu tín dụng. Giúp bạn có thể cân đối chi tiêu và quản lý tài chính tốt hơn, tránh bị nợ tín dụng quá nhiều.

3.2. Giải pháp

Bạn phải nhanh chóng thanh toán đầy đủ số tiền đã sử dụng thì ngân hàng sẽ mở thẻ tín dụng trở lại. Nếu trong vòng 6 tháng bạn vẫn không thanh toán thì thẻ tín dụng sẽ bị khóa vĩnh viễn và muốn sử dụng lại bạn phải đăng ký mở lại thẻ nhưng thủ tục sẽ khó khăn hơn.

khoá thẻ tín dụng

Và cách khắc phục?

4. Thẻ tín dụng đã không còn hiệu lực

4.1. Nguyên nhân

  • Thẻ tín dụng đã hết thời hạn sử dụng. Hiệu lực của thẻ tín dụng được ghi trên mặt trước của thẻ. Sau khi qua thời gian này, thẻ không thể tiếp tục được sử dụng cho các giao dịch.
  • Thẻ không còn hiệu lực còn có thể là do ngân hàng bỏ đi những sản phẩm cũ, bị lỗi thời. Và chuyển thẻ của bạn sang một dòng thẻ mới với tính năng và hạn mức tương đương.
  • Ngân hàng sẽ tạm khóa và liên hệ với bạn qua email hoặc gọi điện để thông báo với bạn.

4.2. Giải pháp

Bạn có thể liên hệ với nhân viên ngân hàng để được tư vấn làm thẻ mới hoặc đến ngân hàng mở thẻ. Bạn cũng có thể lựa chọn cách đăng ký trực tuyến ngay trên website của ngân hàng vừa nhanh chóng vừa thuận tiện.

5. Ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường

5.1. Nguyên nhân

Khi phát hiện các giao dịch bất thường, ngân hàng sẽ chủ động khóa thẻ tín dụng. Ví dụ như thanh toán giao dịch hoặc rút tiền trong khoảng thời gian 23h đến 5h sáng được coi là bất thường vì đây là lúc chủ thẻ đang nghỉ ngơi, tội phạm dễ dàng thực hiện các giao dịch gian lận. Khi thấy có nhiều hơn hai giao dịch trong khoảng thời gian này, ngân hàng sẽ khóa thẻ để đảm bảo quyền lợi của chủ thẻ.

5.2. Giải pháp

Liên hệ ngay ngân hàng để được giải quyết.

6. Lỗi hệ thống ngân hàng

6.1. Nguyên nhân

Lỗi hệ thống của ngân hàng hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM / POS khiến các giao dịch của bạn không thể thực hiện hoặc bị nghi là giao dịch bất thường. Lúc này ngân hàng sẽ khóa thẻ tín dụng để tránh rủi ro cho chủ thẻ.

6.2. Giải pháp

Liên hệ với ngân hàng để được hướng dẫn mở khóa thẻ tín dụng. Hoặc mang thẻ tín dụng đến trực tiếp ngân hàng để mở khóa.

7. Ngân hàng, tổ chức cấp thẻ ngưng hoạt động

7.1. Nguyên nhân

Một số ngân hàng, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng dừng hoạt động. Các sản phẩm họ cung cấp không còn giá trị và không thể sử dụng để giao dịch được nữa. Do đó, các ngân hàng sẽ khoá thẻ tín dụng mà họ cung cấp.
Thông thường, trước khi bỏ thẻ, các ngân hàng / tổ chức sẽ gửi thông báo đến cho bạn để bạn kịp thời có những lựa chọn phù hợp hơn để thay thế thẻ cũ.

7.2. Giải pháp

Bạn nên chọn những ngân hàng lớn, có độ uy tín cao để mở thẻ tín dụng. Thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng để chủ động làm thẻ mới nếu phát sinh trường hợp trên.

8. Những lưu ý để không bị khoá thẻ tín dụng

  • Bảo mật số thẻ tín dụng in trên thẻ. Không đưa thẻ tín dụng cho bất kỳ người nào sử dụng, trừ những nhân viên nhân hàng được chỉ định.
  • Khi nhận được thẻ tín dụng, các bạn nên ghi nhớ và bảo mật tuyệt đối số CSC. Tuyệt đối không đưa mã pin hay số CSC cho bất kỳ ai. Bạn có thể đổi mã pin thường xuyên để đảm bảo an toàn.
  • Bạn chỉ nên sử dụng thẻ tín dụng rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng đăng ký mở thẻ. Hoặc ngân hàng có liên kết. Đồng thời, bạn nên lựa chọn những cửa hàng mua bán hàng hóa lớn, uy tín để tránh bị lộ thông tin thanh toán qua máy POS.
  • Trong trường hợp phát hiện thẻ tín dụng bị sử dụng bất thường bạn phải lập tức thông báo cho ngân hàng để tránh phát sinh giao dịch ngoài ý muốn. Đây là trường hợp rủi ro lớn, nếu bạn không phát hiện sớm và báo cho ngân hàng kịp thời thì bạn phải chấp nhận trả phí cho những giao dịch này.

Khoá thẻ tín dụng tuy mang lại nhiều bất tiện nhưng việc khóa thẻ phần nào giúp bạn bảo vệ tài sản an toàn hơn. Tránh các giao dịch gian lận, nguy hiểm. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra thông báo từ ngân hàng để phát hiện sớm các trường hợp trên. Và thông báo cho ngân hàng kịp thời để được tiếp tục sử dụng thẻ.

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
CardTOT
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0
Shopping cart