Dùng thẻ tín dụng và 4 thói quen cần tránh

Đánh giá0
Đánh giá0

Hiện nay việc dùng thẻ tín dụng không còn quá xa lạ. Vì việc sử dụng thẻ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng “nợ nần chồng chất”. Vậy chúng ta cần lưu ý điều gì khi dùng thẻ tín dụng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Mở nhiều thẻ tín dụng

Hiện nay với sự nhanh gọn trong hình thức mở thẻ tín dụng từ các ngân hàng mà người tiêu dùng có cơ hội mở nhiều chiếc thẻ cùng một lúc. Đây là một cám dỗ lớn đối với những ai không quản lý được việc chi tiêu của bản thân.
Đặc biệt, các tổ chức tín dụng biết bạn mở quá nhiều thẻ thì mức độ tín nhiệm sẽ không cao. Chính vì vậy, mỗi người nên có tối đa là 2 thẻ tín dụng. Nếu ở hạn mức cao chỉ nên dùng 1 thẻ.

số dư tối thiểu

Mở nhiều thẻ tín dụng

2. Số tiền nợ khác với số tiền có thể trả

Thẻ tín dụng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu bạn có thể chứng minh được thu nhập và có điểm tín dụng tốt. Điều này sẽ được ngân hàng cấp hạn mức dùng thẻ tín dụng lên tới 10 lần thu nhập bình quân hàng tháng.
Có nghĩa, số tiền bạn có thể vay và nợ ngân hàng cao hơn rất nhiều so với khả năng chi trả của bản thân. Vì điều này mà nhiều người chủ quan trong việc cân đối giữa thu nhập và khả năng chi trả. Dẫn tới rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán khi dùng thẻ tín dụng.
Bạn nên phân định rạch ròi giữa “số tiền có thể nợ” với “số tiền có thể trả” để biết  nên dừng lại ở đâu.

3. Dùng thẻ tín dụng chi tiêu chỉ để nhận phần thưởng

Đây là trường hợp mà nhiều “con nghiện mua sắm” mắc phải. Họ thường sử dụng thẻ tín dụng vào những mục đích không cần thiết chỉ để kiếm thêm phần thưởng. Nó vừa không có lợi ích cho bản thân lại khiến bạn tốn thêm một đống tiền.
Phần thưởng cũng tuyệt vời. Nhưng thói quen tiêu dùng chỉ để sở hữu vài thứ miễn phí sẽ không có lợi cho tài chính cá nhân. Nếu bạn vượt qua giới hạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì việc này sẽ khiến tài chính của bạn khó khăn.
Tất cả những phần thưởng miễn phí mà bạn nhận được cũng không bằng khoản phí lãi mà bạn đã bỏ ra.

4. Thanh toán bằng thẻ tín dụng quá mức

Quẹt thẻ ATM thì bạn đang chi tiêu bằng tiền của mình có sẵn trong đó. Ngược lại, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, thực chất bạn đang tiêu bằng số tiền đi vay trước của ngân hàng. Tuy nhiên, khi được cấp hạn mức cao, rất nhiều khách hàng không kiểm soát được bản thân và chi tiêu không giới hạn.
Tuy nhiên, đến ngày thanh toán thẻ, nếu chi tiêu quá đà . Và chỉ có thể thanh toán số dư tối thiểu thay vì toàn bộ số tiền chi tiêu trong tháng. Bạn phải chịu một lãi suất khá cao trên dự nợ còn lại, dao động khoảng 30% – 40%/ năm.
Vì vậy, hãy dùng thẻ tín dụng trong khả năng tài chính của mình để tránh dính sâu vào nợ nần.

5. Không nhớ ngày thanh toán

Hậu quả của việc dùng thẻ tín dụng quá nhiều và bận rộn sẽ dẫn tới việc không nhớ ngày, nhớ sai ngày thanh toán thẻ. Khi đó, khoản tiền lãi trên tổng chi tiêu trong tháng và phí phạt chậm sẽ khiến bạn ngao ngán. Quan trọng hơn, lịch sử tín dụng của bạn sẽ không tốt do bị nhảy vào nhóm nợ xấu nếu đến hạn mà chưa trả.
Hãy khắc phục tình trạng này bằng cách ghi chú nhắc nhở và chủ động thanh toán ngay khi có tiền.

6. Dùng thẻ tín dụng nhưng không để lộ thông tin trên thẻ

Khác với thẻ ATM, thẻ tín dụng không bắt bạn nhập mã PIN (mật khẩu) khi thanh toán. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thông tin trên thẻ. Bạn không nên vô tư cho người thân, bạn bè mượn thẻ. Tuyệt đối không giao thẻ cho nhân viên tiến hành thanh toán, không cất thẻ sau khi sử dụng.
Chỉ chụp hình mặt trước và mặt sau thẻ tín dụng để  tiến hành dùng thẻ tín dụng thanh toán. Tuyệt đối giữ bí mật thông tin thẻ và luôn giữ chiếc thẻ trong tầm mắt.

khoá thẻ tín dụng

Lộ thông tin thẻ


Trên đây là những thói quen không nên có trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng. Để có thể dùng thẻ tín dụng một cách hiệu quả nhất hãy lưu bài viết này nhé. 
Nếu cần hỗ trợ hãy liên lạc ngay với Cardtot để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
CardTOT
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0